Phá cỗ đêm Trung thu – giữ mãi nét truyền thống

Trung thu nhằm vào ngày rằm tháng 8 hằng năm, là tết Thiếu nhi hay còn gọi là tết Đoàn viên. Trẻ em thì mong đợi đến ngày này để được ăn bánh trung thu, rước đèn ngắm trăng. Người lớn có dịp để tề tựu ngồi lại với nhau bên nhau để phá cỗ. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì từ “phá cỗ trung thu” cũng dần bị biến mất và ít khi nghe thấy. Cùng tìm hiểu xem phá cỗ đêm trung thu là gì nhé.

1. Phá cỗ đêm trung thu là gì?

Ngày trước, trong ngày tết đoàn viên mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ trung thu gồm có bánh nước, bánh dẻo cùng với những loại bánh kẹo mà con cháu trong nhà yêu thích và không thể thiếu những loại trái cây được cắt tỉa khéo léo rồi sắp đặt thành những hình dáng đẹp mắt.

Xung quanh mâm cỗ còn được trang trí thêm các lồng đèn sặc  như đền cá chép, đèn ông sao,… Sau khi chuẩn bị mâm cỗ xong thì đợi đến lúc trăng tròn nhất, đem mâm cỗ đặt ở giữa sân để cúng trời đát tổ tiên. Sau khi cúng bái xong cũng là lúc trăng sáng nhất, lúc này mõi người sẽ quay quần lại bên mâm cỗ ngắm trăng và đồng thời phá cỗ.

Phá cỗ ở đây là mọi người cùng nhau thưởng thức những món ăn trên mâm cỗ. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo được cắt nhỏ chia đều cho mọi người.

Không khí rộn ràng của từng tốp trẻ em rước đèn và hát ca. Người lớn thì thưởng thức bánh, nhâm nhi tách trà cùng nhau ngắm trăng và kể những câu chuyện hằng ngày. Không khí sum vầy, đầm ấm của ngày tết Đoàn viên đó chính là hình ảnh phá cỗ đêm Trung thu ngày xưa.

2. Ý nghĩa phá cỗ đêm trung thu

Phá cỗ Trung thu là một nét truyền thống được lưu truyền từ xa xưa. Vậy ý nghĩa phá cỗ đêm trung thu là gì?

Mâm cỗ được chuẩn bị để cúng trời đất, tổ tiên để cầu mong cho một mùa màng bội thu, gia đình sum vầy, hạnh phục. Còn việc phá cỗ là mong muốn mang đến tiếng cười sự gắn kết của các thành viên trong gia đình trong dịp tết Đoàn viên.

Còn một câu chuyện được ông bà xưa kể lại là dựa vào màu sắc trăng thu lúc cúng để dự đoán trước được sự việc sắp tới. Nếu trăng thu màu vàng sáng thì năm đó được mùa, nếu màu xanh hoặc lục thì năm đó sẽ có thiên tai và trăng thu có màu cam trong sáng thì đất nước sẽ yên bình, thịnh vượng.

Có thể thấy phá cỗ đêm trung thu có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Và cũng là lí do tại sao cứ mối dịp Rằm tháng 8 thì ông bà, cha mẹ lại chuẩn bị những mâm cỗ theo phong thủy, một phần cầu mong trời đất, tổ tiên phù hộ. Phần còn lại để con cái trong gia đình quây quần lại bên nhau phá cỗ cảm nhận không khí của đêm trăng rằm.

3. Thời điểm phá cỗ

Trung thu nhằm vào ngày rằm tháng 8 hằng năm, theo nghĩa Hán Việt là “giữa mùa thu” là ngày tết thiếu nhi là dịp đoàn viên của gia đình. Trăng vào ngày rằm tháng 8 sẽ tròn và sáng hơn so với ngày thường. Đây cũng chính là thời điểm phù hợp để cho các cuộc hộp mặt gia đình cùng nghe và kể về những câu ca dao tục ngữ xưa, truyền thuyết về chú Cuội và chị Hằng.

4. Phá cỗ đêm trung thu

Để có một đêm phá cỗ trung thu ý nghĩa sâu sắc đầy đủ thì không thể thiếu những hoạt động sau:

Chuẩn bị mâm cỗ trung thu

Một mâm cỗ đúng chuẩn đêm trung thu là phải có bánh trung thu, trái cây ngũ quả và những chiếc đèn lồng truyền thống

  • Bánh trung thu: Dựa vào thành viên trong gia đình mà mua số lượng bánh thích hợp, nên mua nhiều loại nhân khác nhau để cả gia đình thưởng thức được nhiều hương vị hơn
  • Mâm ngũ quả:  Gồm nhiều loại trái cây tươi như dưa hấu, quả lựu, quả cam và quả bưởi,…
  • Đèn lồng: hiện nay có rất nhiều loại lồng đèn khác nhau

Rước đèn

Đèn lồng trung thu được xem là “đặc sản” không thể thiếu trong dịp này. Những loại đèn lồng truyền thống cùng với nhiều loại đèn với hình dáng độc đáo được thắp sáng bằng nến hoặc bằng pin. Ánh đèn lung linh từ những chiếc đèn lồng cùng các em thiếu nhi đi khắp xóm với nụ cười tươi tạo không khí tươi vui, náo nức cho dịp lễ đặc biệt này.

Múa lân

Múa lân hẳn không quá xa lạ với mọi người đặc biệt là vào những dịp tết Trung Thu. Múa lân trong dịp tết này tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng đối với mọi người. Tiếng trống lân rộn rã hòa cùng ánh đènlấp lánh, hình ảnh con lân nhảy múa theo nhịp điệu và ông địa đi khắp những con phố, làm khuấy động tạo không khí vui tươi, ấm cúng.

Phá cỗ

Trung Thu là tết đoàn viên, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ, thờ cúng tổ tiên, đây cũng là giây phút mọi người trong nhà tập hơp và ngồi lại với nhau bắt đầu tiết mục phá cỗ.  Mọi người sẽ cùng nhau lần lượt thưởng thức bánh trung thu và trái cây.

Người lớn thì cùng trò chuyện ngồi ăn bánh, uống trà còn trẻ con thì nô đùa, cầm lồng đèn chạy nhảy xung quanh. Tạo nên khung cảnh ấm úng, một bức tranh về tết Trung Thu đầy ý nghĩa.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được phá cỗ Trung thu là gì rồi. Chúc bạn sắp đến có một đêm phá cỗ thật vui vẻ và ấm áp nhé

Năm nay, hãy phá cổ cùng gia đình với bánh Givral, hương vị thơm ngon của nó chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu. Tham khảo ngay bảng giá bánh trung thu Givral

Bài VIẾT LIÊN QUAN

Cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm

Bánh Trung Thu nhân thập cẩm là một nhân không thể thiếu dịp trung thu, [...]

Ý tưởng trang trí trung thu độc đáo và sáng tạo năm 2024

Trang trí Trung Thu là cơ hội để tạo ra một không gian ấm cúng, [...]

Bí quyết chọn Quà Trung Thu của doanh nghiệp cho đối tác, khách hàng, nhân viên

Trung thu là dịp để gia đình sum vầy mà còn là thời điểm quan [...]

Thưởng thức bánh trung thu như thế nào cho tốt?

Bánh Trung thu là món ăn và là món quà không thể thiếu vào dịp [...]

Bảng giá quà tết bánh kẹo Kinh Đô 2024 – Giá tốt cho doanh nghiệp

Tết Nguyên Đán là dịp quan trọng và rất thiêng liêng trong nền văn hóa [...]

Sự kết hợp tuyệt giữa bánh trung thu Givral và các loại trà

Phong tục thưởng thức bánh Trung Thu và uống trà là một phần quan trọng [...]

Bánh Trung Thu Givral nên kết hợp với loại đồ uống nào?

Mùa Trung Thu đang đến gần, và không thể thiếu trong ngày hội này là [...]