Tết Trung thu là một trong những ngày lễ đặc biệt trong năm của nước ta. Được nhiều người đón mừng không kém phần tết Nguyên đán, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều mong đợi đến dịp này. Mặc dù là dịp đặc biệt hằng năm nhưng đến nay có nhiều người vẫn chưa biết tết Trung thu còn nhiều tên gọi khác nữa. Hãy cùng bánh Givral tìm hiểu về những tên gọi đó để có thêm kiến thức về ngày đặc biệt này nhé.
Ở Việt Nam, tại một số địa phương bạn có thể nghe thấy một cái tên rất lạ để gọi thay có cái tên tết Trung thu quen thuộc. Những tên gọi khác này dựa vào các hoạt động, bản chất và đội tượng tham gia ngày lễ này tại các vùng miền khác nhau. Một số tên gọi khác thương được gọi là: tết Đoàn viên, tết Trông trăng, tết Thiếu nhi, tết Hoa Đăng,… Hãy tìm hiểu kĩ hơn về từng tên gọi ở nội dung tiếp theo.
Mục Lục Chính
1. Tết Trung thu là ngày gì?
Tết Trung thu sẽ diễn ra vào rằm tháng 8 hằng năm, kéo dài 3 ngày từ ngày 14-16 tháng 8 âm lịch hằng năm. Theo truyền thuyết của Trung Quốc, dịp này được tổ chức nhằm tưởng nhớ lại chiến công vang dội của cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn chỉ đạo lật độ nhà Nguyên. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm kết thúc mùa vụ của người nông dân, ngày lễ cũng là một dịp để người nông dân cầu mông một mùa vụ bội thu.
Vì vậy, vào ngày lễ này mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng với những loại trái cây trúng mùa và những đặc sản tùy vùng miền để tế trời đất và tổ tiên. Sau khi cúng bái xong là lúc mà gia đình sum vầy bên nhau phá cỗ và thưởng thức những chiếc bánh trung thu trở thành một nét truyền thống không thể thiếu vào dịp này.
2. Các tên gọi khác của tết Trung thu
Tết Trông trăng
“Tết Trông trăng” đây là một trong những cái tên đầu tiên của tết Trung thu có nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc. Ngày nay, tên gọi này dần không còn được gọi nhiều tại các thành phố phát triển nữa. Bạn có còn thể nghe thấy tên này tại các vùng nông thôn nước ta nơi mà ngắm trăng là hoạt động chính trong ngày Rằm tháng 8, lúc này ánh trăng sẽ tròn và sáng nhất trong năm, vì thế các gia đình thường tề tựu ngồi bên nhau ngoài sân tâm sự ngắm trăng.
Hoạt động này chỉ có thể thực hiện dưới vùng quê vì ở bất cứ đâu bạn củng có thể nhìn thấy ánh trăng, thành phố thì bị các đô thị cao tầng che khuất nên ít khi bạn thấy hoạt động này ở đây.
Tết Thiếu nhi
Cũng không sai khi gọi tết Trung thu là tết Thiếu nhi , vì đây là dịp để trẻ em được thỏa sức vui chơi và tham gia các hoạt động đặc trưng của ngày lễ này. Hiện nay, tết Trung thu được hưởng ứng phần lớn bởi trẻ em, vì người lớn còn phải lo làm việc để lo cho cuộc sống.
Hình ảnh trẻ em cười rộn ràng vui đùa cùng nối nhau thành từng hàng để đi rước đèn dưới ánh trắng tròn trở thành một hoạt động không thể thiếu trong ngày này. Ngoài ra, các em nhỏ còn tụ họp lại bên nhau chơi những trò chơi dân gian như lò cò, ô ăn quan,…
Bên cạnh đó, tại mỗi địa phương có tổ chức các hoạt động văn nghệ cá hát, thậm chí là múa lân và múa rồng,… hoành tráng ở khắp con phố và các trung tâm văn hóa địa phương.
Tết Đoàn viên
Tết Đoàn viên là tên gọi được sử dụng phổ biến nhất sau tết Trung thu. Tên này được đặt dựa trên hoạt động nội hàm của ngày lễ, dịp này các thành viên trong gia đình đang làm ở bất kỳ đâu cũng sẽ quay về nhà ông bà, cha mẹ để cạm nhận không khí hạnh phúc sum vầy của ngày tết Trung thu bên mâm cỗ nhiều bánh trái và tiếng cười rộn rã của trẻ con nô đùa.
Tết Hoa đăng
Tên gọi này xuất phát từ Trung Quốc, thả hao đăng là một trong những hoạt động thường trong ngày tết Trung thu. Thời điểm này, không chỉ người dân trang trí trước nhà bằng những lồng đèn rực rỡ mà còn thả những chiếc lồng đèn hoa đăng thả trên dòng nước. Bên trong những chiếc lồng đèn hoa đăng là những lời ước nguyện cầu mong của người dân cùng với ngọn nến thấp sáng thả trôi theo dòng nước.
Bên cạnh việc thả đèn dưới dòng nước thì có một số nơi ngược lại, đó là thả đèn trời gửi những ước nguyện vào những chiếc đèn rồi thả lên không trung theo ánh trăng tròn cầu mong một năm an lành, thịnh vượng đến với gia đình.
Ở Việt Nam thì lại chỉ có một số ít nơi gọi cái tên này, Thường cũng có một số địa phương tổ chức thả đèn hoa đăng trên các hồ và sông được nhiều người gần đó hưởng ứng.
Tham khảo thêm: Tết trung thu năm nay ngày bao nhiêu?
Kết:
Mặc dù, ngày nay tết Trung thu không còn được người dân đón mừng như xưa, có phần đơn giản hóa nhưng những hoạt động vui chơi của trẻ nhỏ, sum họp của người lớn đêm Trung thu vẫn còn được giữ nguyên vẹn giá trị, đóng góp to lớn vào văn hóa truyền thống Việt Nam.
Nằm này ngoài tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ý nghĩa đêm Trung thu, thì hãy chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất bằng cách dành tặng nhau những hộp bánh trung thu Givral để thể hiện sự quan tâm đến những người mà bạn yêu thương nhất.
Bài VIẾT LIÊN QUAN
Cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm
Bánh Trung Thu nhân thập cẩm là một nhân không thể thiếu dịp trung thu, [...]
Th8
Ý tưởng trang trí trung thu độc đáo và sáng tạo năm 2024
Trang trí Trung Thu là cơ hội để tạo ra một không gian ấm cúng, [...]
Th8
Bí quyết chọn Quà Trung Thu của doanh nghiệp cho đối tác, khách hàng, nhân viên
Trung thu là dịp để gia đình sum vầy mà còn là thời điểm quan [...]
Th8
Bánh Trung Thu TAI THONG 2024 có gì độc đáo?
Th7
Thưởng thức bánh trung thu như thế nào cho tốt?
Bánh Trung thu là món ăn và là món quà không thể thiếu vào dịp [...]
Th7
Bảng giá quà tết bánh kẹo Kinh Đô 2025 – Giá tốt cho doanh nghiệp
Tết Nguyên Đán là dịp quan trọng và rất thiêng liêng trong nền văn hóa [...]
Th11
Sự kết hợp tuyệt giữa bánh trung thu Givral và các loại trà
Phong tục thưởng thức bánh Trung Thu và uống trà là một phần quan trọng [...]
Th8
Bánh Trung Thu Givral nên kết hợp với loại đồ uống nào?
Mùa Trung Thu đang đến gần, và không thể thiếu trong ngày hội này là [...]
Th7