Tết trung thu xưa và nay có gì khác biệt?

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời, nên trong năm có rất nhiều ngày lễ truyền thống đặc biệt được nhiều người đón mừng. Trong đó nổi bật là ngày tết Trung thu, có nhiều cái tên được đặt cho ngày đặc biệt này như tết Thiếu nhi, tết Đoàn viên và tết Trông trăng,… Dịp đặc biệt giữa năm này thường được rất nhiều người mong đợi từ già đến trẻ, người lớn thì gác lại những bộn bề cuộc sống sum tụ lại với nhau còn trẻ nhỏ thì mong đợi người lớn tặng đồ chơi và được thưởng thức bánh trung thu. Nhưng cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển khiến cho một số hoạt động đón mừng ngày này bị thay đổi. Vậy bạn có thắc mắc tết Trung thu thì làm gì xưa và nay như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu bằng cách đọc hết bài viết dưới đây nhé.

Người Việt xưa làm gì vào tết Tết Trung thu?

Cúng trăng (tế nguyệt)

Đây là hoạt động truyền thống có từ những buổi đầu khi tết Trung thu xuất hiện. Vào đúng đêm 15 – 8 âm lịch hằng năm khi trăng tròn và sáng nhất, lúc này này mỗi gia đình chuẩn bị mâm cỗ gồm có nhiều loại trái cây đặc sản theo mỗi vùng, nước trà và không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo (Bánh trung thu). Để tế thần mặt trăng và cúng bái tổ tiên, cầu mong một mùa vụ bội thụ và sự ấm no hạnh phúc cả năm cho gia đình.

Tết trung thu xưa và nay có gì khác biệt

Ngắm trăng (thưởng nguyệt)

Hành động này cũng được bắt nguồn từ việc cầu nguyện khi tế nguyệt, mọi người trong gia đình đứng trước mâm cỗ và cùng hướng về ánh trăng tròn để mong cầu hạnh phúc, may mắn cho gia đình và bản thân. Ngắm trăng đã được phát hiện nhiều trong thơ ca vào thời nhà Đường cỗ xưa. Và được nối truyền đến ngày hôm nay, cùng nhau ăn bánh trung thu, uống trà ngắm trăng đã trở thành nét văn hóa trong mọi gia đình Việt mỗi dịp này.

Tết trung thu xưa và nay có gì khác biệt 2

Hát trống quân

Phong tục hát trống quân chỉ thấy ở miền Bắc. Lúc này một nam một nữ bắt cặp rồi hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hay dây thép được gắn trên một chiếc thùng rỗng như cáo trống, phát ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát. Những câu hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi được suy nghĩ ra đối trong lúc hát. Theo truyền thuyết, tục hát trống quân có thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Vì vậy, các nước khác đón tết Trung thu không có phong tục này, ngay cả nước láng giềng Trung Quốc cũng không có.

Thi cỗ, thi đèn

Để thêm không khí cho ngày tết Trung thu thì ngoài việc mỗi gia đình tự chuẩn bị mâm cỗ riêng họ còn thi thố nhau xem ai là người trang trí mâm cỗ đẹp nhất tại các nơi tập trung của dân làng của các bà và các cô. Trẻ em thì những cuộc thi sáng tạo xem ai làm lồng đèn đẹp nhất và tổ chức những cuộc rước đèn sau đó. Nhiều gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ xưa riêng cho trẻ em với ông tiến sĩ giấy đặt ở giữa và cao nhất mâm cỗ, xung quanh là nhiều loại bánh trái ước cầu cho trẻ em trong nhà có đường học vấn sáng lạng.

Múa lân

Ngày xưa để có không khí náo nhiệt nhất trong các dịp lễ đặc biệt thì không thể thiếu múa lân. Lúc này nhiều người lập thành các đội múa lân và chuẩn bị trước nhiều ngày. Đội múa lân thường có một người đội chiếc đầu lân làm bằng giấy và một người phía sau làm đuôi lân múa những điệu bộ theo nhịp trống vang. Đội lân đi trước, người lớn và trẻ con rước đèn theo sau tạo nên bầu không khí rộn rạng khắp cả phố. Ngoài ra những cơ sở kinh doanh trong xóm thường có các giải thưởng treo trên cây trúc cao để các đội lân trèo lên cây lấy.

Người Việt làm gì vào tết Trung thu nay?

Tự làm bánh Trung thu

Loại bánh đặc trưng không thể thiếu trong ngày này, nó giúp gắn kết những mối quan hệ trong gia đình lại. Từ già cho đến trẻ nhỏ cùng nhau thưởng thức bánh và nhâm nhi tách trà nóng ngắm trăng đêm Rằm. Tạo nên bầu không khí ấm nồng tình thương và hạnh phục, giải tỏa đi biết bao nhưng lo toang bộn bề trong cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ra, bánh trung thu còn là món quà ý nghĩa được nhiều người tặng nhau để trao gửi yêu thương và thành ý đến người nhận. Cho nên nhiều bạn trẻ ngày nay (đặc biệt các bạn nữ) thường dành thời gian để tự tay làm ra những bánh trung thu, cho dù làm có thể không bắt mắt bằng hãng sản xuất nhưng tình thương, sự quan tâm và ngàn lời chúc tốt đẹp được gói gọn vào những chiếc bánh tự làm đó. Dành tặng riêng cho những người mà mình yêu thương nhất trong mùa Trung thu này.

Đi dạo phố và check in

Có thể thấy tại các thành phố lớn thì giới trẻ lại khó có thể cưỡng lại những khung cảnh được nhiều quán xá, các trung tâm thương mại,… đầu tư trang trí cực kì đẹp mắt nhằm để thu hút nhiều người chú ý đến. Khi mà những bức hình sống ảo đã trở thành đặc sản của giới trẻ thì tết Trung thu chính là thời điểm hoàn hảo để bổ sung vào album sống ảo của mình.

Vì vậy mà có câu “Trung thu là của thiếu nhi, mà sao người lớn lại đi chơi nhiều”. Vào đêm rằm tháng 8 khi dạo quanh tại các tụ điểm vui chơi Trung thu thì trẻ em chính là nhân vật chính thì lại hiếm thấy, thay vào đó là những cặp đôi tay trong tay dạo chơi và lưu lại những kỉ niệm bằng những bức hình sống đăng trên các trang mạng xã hội.

Tụ họp ra ngoài ăn uống ăn

Đây không chỉ là một ngày truyền thống đặc biệt mà là còn là dịp để gia đình bạn bè tụ họp để ăn uống trò chuyện. Khác với ngày xưa là gia đình tụ tập phá cỗ với những món ăn đặc sản tại quê nhà, thì nay bạn bè hoặc gia đình lại có xu hướng ăn mừng ngày tết Trung thu tại các quán ăn đa dạng món ăn từ các vùng miền, thậm chí là quán phục vụ món ăn nước ngoài.

Những buổi gặp gỡ như vậy để bạn bè thêm phần gắn kết hoặc ôn lại những kỉ niệm xưa mà lâu nay bị lãng quên bằng bề bộn mưu sinh hằng ngày. Gia đình thì có dịp trải nghiệm những món ăn mới hấp dẫn lạ miệng mà trước đây ba mẹ hoặc ông bà vẫn chưa có cơ hội để thử.

Tặng đồ chơi cho trẻ nhỏ trong nhà

Tết trung thu xưa và nay có gì khác biệt 3

Nghe đến đây chắc các bạn nghĩ là người lớn sẽ tặng lồng đèn cho các bé như ngày xưa thì không phải, ngày nay tết Trung thu không còn chỉ bán lồng đèn nữa mà các món đồ chơi khác cũng được bày bán rầm rộ. Việc này cũng có thể xuất phát từ người lớn hiện nay khi hứa nếu trẻ con làm được việc gì tốt thì sẽ tặng đồ chơi sẵn dịp Trung thu.

Tham khảo thêm bài viết:

Nội dung trên đã tổng hợp những hoạt động nổi bật được nhiều người làm trong dịp tết Trung thu cả xưa và nay. Tuy xưa và nay có nhiều thay đổi nhưng giá trị cốt lỗi của ngày tết Trung thu vẫn được giữ trọn vẹn từ xưa đến nay là đoàn tụ hàn gắn những mối quan hệ xung quanh chúng ta. Vậy nên cho hiện tại có phát triển đổi mới tới đâu thì vẫn luôn cố gắng giữ nét đẹp truyền thống lâu đời này.

Bài VIẾT LIÊN QUAN

Cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm

Bánh Trung Thu nhân thập cẩm là một nhân không thể thiếu dịp trung thu, [...]

Ý tưởng trang trí trung thu độc đáo và sáng tạo năm 2024

Trang trí Trung Thu là cơ hội để tạo ra một không gian ấm cúng, [...]

Bí quyết chọn Quà Trung Thu của doanh nghiệp cho đối tác, khách hàng, nhân viên

Trung thu là dịp để gia đình sum vầy mà còn là thời điểm quan [...]

Thưởng thức bánh trung thu như thế nào cho tốt?

Bánh Trung thu là món ăn và là món quà không thể thiếu vào dịp [...]

Bảng giá quà tết bánh kẹo Kinh Đô 2025 – Giá tốt cho doanh nghiệp

Tết Nguyên Đán là dịp quan trọng và rất thiêng liêng trong nền văn hóa [...]

Sự kết hợp tuyệt giữa bánh trung thu Givral và các loại trà

Phong tục thưởng thức bánh Trung Thu và uống trà là một phần quan trọng [...]

Bánh Trung Thu Givral nên kết hợp với loại đồ uống nào?

Mùa Trung Thu đang đến gần, và không thể thiếu trong ngày hội này là [...]